Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Hội Chợ Giao Lưu LÀM CHA MẸ - Tết Đinh Dậu 2017

Hội chợ giao lưu LÀM CHA MẸ - Tết Đinh Dậu 2017 được tổ chức vào ngày Chủ nhật, 15/1/2017 với hơn 200 gian hàng cùng hàng nghìn lượt khách tham quan, mua sắm sẽ là cơ hội tuyệt vời để các doanh nghiệp, cá nhân giới thiệu hàng hóa, sản phẩm của mình tới người tiêu dùng. Hội chợ cũng sẽ là lễ hội mau sắm dành cho các tín đồ nghiện shopping hay các bà nội trợ với nhu cầu mua sắm các nhu yếu phẩm phục vụ dịp Tết Nguyên Đán Đinh Dậu.

Thông tin chi tiết các bạn có thể tham khảo tại:
https://www.lamchame.com/forum/threads/thu-moi-tham-gia-gian-hang-tai-hoi-cho-giao-luu-lam-cha-me-tet-dinh-dau-2017.2051230/



Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Bố Mẹ Bất Hòa Sẽ Khiến Con Cái Bị Thương Tổn

Điều gì xảy ra với các đứa trẻ khi cha mẹ chúng bất hòa? Chắc chắn các bạn sẽ đồng ý với tôi là: Khi sự yêu thương, tôn trọng hiện diện trong một cuộc hôn nhân, bọn trẻ sẽ được bảo đảm và hạnh phúc. Ngược lại, khi người bố người mẹ tỏ thái độ giận dữ và thù nghịch với nhau sẽ tạo ra những hố sâu mà trẻ không thể thoát ra được.

[​IMG]


Với sự chiêm nghiệm của bản thân, tôi chưa từng thấy một cặp vợ chồng hạnh phúc nào mà lại sao nhãng việc chăm sóc con cái và tôi tin bạn cũng đã có cái nhìn đó giống tôi. Những mối quan hệ bền vững của bố mẹ sẽ giúp những đứa trẻ phát triển bình thường và hạnh phúc.


Không gì tốt hơn cho việc nuôi dạy một đứa trẻ là một cuộc hôn nhân lành mạnh. Trẻ em cảm thấy an tâm hơn khi bố mẹ chúng hạnh phúc và những đứa trẻ này thường ít khi phạm tội hoặc cần tới các chất kích thích khác để thỏa mãn nhu cầu của chúng. Khi bố mẹ không có mối quan hệ tốt đẹp sẽ tạo ra những vấn đề khó nói cho con cái và một hệ quả thường thấy nhất chính là con trẻ tin rằng mình chính là nguyên nhân gây ra sự bất hòa đó. Các bạn hẳn đã tưởng tượng ra cảnh đứa trẻ cảm thấy gì với bữa ăn tối mà bố mẹ chúng không nói chuyện với nhau, rồi trong những câu chuyện của những đứa trẻ bỏ nhà đi luôn là lỗi của chúng mỗi khi bố mẹ nói ra những lời chỉ trích nặng nề và nhiều ngày chẳng buồn nhìn nhau hay nói chuyện với nhau.


Ít khi chúng ta nghĩ rằng việc cải thiện hoặc duy trì mối quan hệ với người bạn đời của mình là tác nhân quan trọng trong việc nuôi dạy một đứa trẻ khỏe mạnh. Chúng ta đã không dành cho con mình bất cứ sự che chở nào khi buộc chúng phải chia sẻ bầu không khí căng thẳng trong gia đình với chúng ta.


Thực tế trong cuộc sống gia đình, sẽ luôn có những cuộc tranh cãi vặt hay những bất đồng chính đáng. Tuy nhiên khi sự bất đồng trở thành những xung đột cá nhân mang tính đối nghịch thì trẻ em sẽ buộc phải bị tác động bởi bầu không khí này. Lời khuyên ở đây chính là: Chúng ta được quyền biểu lộ cảm xúc của mình khi bị tổn thương hoặc giận dữ và phải có địa điểm và thời gian để xả chúng nhưng tốt nhất là không phải ở trước mặt bọn trẻ. Trẻ sẽ không bị tổn thương khi chứng kiến bố mẹ có những tình huống tranh luận và hòa giải, tuy nhiên sẽ là khác biệt lớn khi đó là một cuộc cãi nhau, đánh nhau. Chính cách cư xử đúng mực, tôn trọng nhau tạo nên giá trị của cuộc hôn nhân và sự dung hòa của bố mẹ là sự an toàn của con trẻ.


Các bạn hãy luôn nhớ rằng: Trẻ em sẽ luôn trưởng thành dưới những mái nhà nơi bố mẹ chúng yêu thương nhau và sẽ bị hủy hoại dưới những mái nhà chỉ có sự ghét bỏ và không tin tưởng nhau.


Và lời khuyên cuối cùng. Nếu ngôi nhà của bạn có nguy cơ tan vỡ. Xin hãy hàn gắn nó!

Có thể bạn quan tâm:

Phải Làm Sao Khi Bé Hay Tranh Giành Đồ Chơi Với Các Bạn?
Tôi Đã Đánh Con, Tại Sao Lại Như Vậy?
Bé 3 Tuổi Đã Tỏ Ra Bướng Bỉnh, Chống Đối, Phải Làm Sao Đây?
Làm Thế Nào Để Vừa Có Thể Lướt Face Vừa Chơi Với Con Hiệu Quả?
Làm Thế Nào Để Bé Tự Tin Và Bạo Dạn?
Giao Việc Nhà Phù Hợp Với Lứa Tuổi Của Trẻ
Phải Làm Sao Khi Bé Lười Ăn?

Phải Làm Sao Khi Bé Hay Tranh Giành Đồ Chơi Với Các Bạn?

Các ông bố bà mẹ hẳn sẽ khó xử và tỏ ra lúng túng khi đứng trước tình huống bé nhà mình tranh giành đồ chơi với các bạn, đặc biệt là với các bé dưới 3 tuổi và nhất lại là con một được chiều chuộng.

Thực ra điều này là hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển tâm lý của bé. Khi mà các bé vẫn lấy mình là trung tâm và khái niệm chia sẻ, chờ tới lượt vẫn còn là điều khó hiểu và khó chấp nhận. Thông thường phải đến khoảng 4 - 5 tuổi bé mới bắt đầu biết cách chia sẻ. Một số gợi ý sau sẽ giúp các bạn hướng dẫn bé biết chia sẻ cũng như tôn trọng quyền lợi của người khác.

[​IMG]

Dạy con chờ tới lượt. Trước tiên, bạn hãy dạy bé điều này ngay từ ở nhà, khi chơi các trò chơi bạn nên dạy con biết chờ tới lượt mình. Ví dụ, khi bạn và bé thay phiên nhau, bạn đừng luôn luôn để bé làm trước. Có một điều lưu ý là bạn nên luyện tập với bé khi bé vui vẻ và cởi mở chứ không phải lúc bé khó chịu, mệt mỏi.

Dạy con cách chơi với bạn bè. "Con có thể lấy món đồ chơi khác để đổi cho bạn" hay "Con hãy nói rõ ý định của con với bạn" là những cách bạn có thể dạy bé. Bé sẽ biết cách giải quyết những xung đột khi không có bạn bên cạnh.

Dùng đồng hồ. Bạn nên đặt chuông đồng hồ như là cách để các bé biết khi nào đến lượt mình, tuy nhiên bạn nên lưu ý đến thời gian đặt chuông sao cho phù hợp với sự kiên nhẫn của các bé đấy.

Tránh can thiệp quá nhiều. Điều này áp dụng với các bé trên 4 tuổi, bạn có thể để bé tự giải quyết một số tranh chấp nhỏ. Đó cũng là cách để bé học hỏi kinh nghiệm giải quyết vấn đề và bạn sẽ chỉ tham gia khi các bé không tự giải quyết được vấn đề hay có xu hướng đánh nhau.

Cuối cùng chính là sự kiên nhẫn. Khi bạn đã áp dụng hết các cách trên nhưng đôi khi các bé vẫn tranh giành thì bạn cũng đừng nên nản lòng. Lời khuyên ở đây là hãy kiên nhẫn, tiếp tục dạy bé và chờ tới khi ít nhất bé tròn 3 tuổi.

Có thể bạn quan tâm:

Tôi Đã Đánh Con, Tại Sao Lại Như Vậy?
Bé 3 Tuổi Đã Tỏ Ra Bướng Bỉnh, Chống Đối, Phải Làm Sao Đây?
Làm Thế Nào Để Vừa Có Thể Lướt Face Vừa Chơi Với Con Hiệu Quả?
Làm Thế Nào Để Bé Tự Tin Và Bạo Dạn?
Giao Việc Nhà Phù Hợp Với Lứa Tuổi Của Trẻ
Phải Làm Sao Khi Bé Lười Ăn?

Tôi Đã Đánh Con, Tại Sao Lại Như Vậy?

Đã có rất nhiều ý kiến xung quanh quan điểm dạy con bằng cách trừng phạt hoặc đánh con. Có nhiều bố mẹ tỏ ra thận trọng khi trừng phạt hay đánh con khi con mắc lỗi, tuy nhiên cũng có bố mẹ lại coi việc đánh mắng con là cách dạy con hiệu quả. Họ thường vin vào câu: "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" để biện hộ cho hành động của mình.

[​IMG]

Với quan điểm cá nhân, tôi cho rằng xuất phát từ mong muốn dạy cho trẻ tinh thần kỷ luật và một nếp sống tốt thì việc áp dụng một số hình thức thưởng/phạt nho nhỏ là điều cần thiết. Tuy nhiên việc cần thiết ở đây là xác định được hình thức phạt và mức độ phạt như thế nào cho phù hợp?

Trước hết là những hình thức phạt chấp nhận được là cách phạt mà chỉ với mục đích để trẻ nhận thấy và hiểu được hành động của mình là sai và hậu quả mà trẻ sẽ phải chịu. Ví dụ, với trẻ lớn hơn 3 tuổi, nếu trẻ mắc lỗi bạn có thể cho trẻ vào một góc nào đó trong nhà một mình để trẻ bình tĩnh lại. Hay nếu trẻ mải đi chơi về muộn quá giờ quy định, bạn có thể áp dụng hình phạt trẻ sẽ không được đi chơi trong một khoảng thời gian nào đó. Có một lưu ý ở đây mà các bố mẹ nên nhớ là trước khi áp dụng bất cứ hình phạt nào thì cũng cần giải thích cho con một cách ngắn gọn tại sao con bị phạt để trẻ có thể suy nghĩ thêm trong thời gian phạt. Việc bạn nói chuyện thêm với con sau khi hết thời hạn phạt cũng sẽ giúp con nhận thức sâu hơn về hành động đã làm của trẻ và hành động của bố mẹ khi đó. Bố mẹ cũng nên nhớ không nên sử dụng các hình phạt quá thường xuyên vì điều này sẽ mất dần tính hiệu quả của các hình phạt.

Bên cạnh những hình thức phạt chấp nhận được thì cũng có những hình phạt khó chấp nhận được. Đó là những hình phạt làm đau đơn, tổn thương trẻ về thể chất cũng như tinh thần, làm giảm lòng tự trọng, nhân phẩm của trẻ. Điển hình như phạt bắt trẻ nhịn ăn, cởi quần áo, mắng nhiếc trẻ trước mặt bạn bè, gia đình,...Những hình phạt ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ sẽ khiến trẻ dễ nổi loạn dẫn đến không hợp tác với bố mẹ.

Một trong những hình phạt hay được các bố mẹ áp dụng đó là đánh trẻ. Thực chất việc đánh trẻ không những không thể hiện quyền lực mà còn chứng tỏ sự bất lực của bố mẹ. Việc làm này chỉ khiến không khí gia đình căng thẳng, ảnh hướng đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Quan trong hơn, bạn đánh trẻ là bạn đang vô tình dạy trẻ cách sử dụng bạo lực khi giận và thói quen dùng vũ lực để giải quyết vấn đề. Có một câu hỏi đặt ra là: "Nếu quá tức giận mà cho con một vài cái tét đít thì hành động đó có chấp nhận được không?". Theo cá nhân tôi, nếu điều này thực sự hãn hữu và bố mẹ sau khi đánh con như vậy, nhận ra sai lầm của mình và tìm cách đối xử tốt hơn với con thì có thể chấp nhận được.

Khi phạt bằng hình thức đánh trẻ, bạn nên suy nghĩ những hậu quả sau đó xảy ra với đứa trẻ như việc trẻ tỏ ra lì lợm, hay phiền muộn, cáu giận, có thái độ thù hằn, khó xây dựng lòng tự trọng...

Trách nhiệm làm bố mẹ, chúng ta cần hướng dẫn trẻ biết cư xử thế nào cho phù hợp. Mục tiêu của kỷ luật là giúp con có thể đưa ra các lựa chọn tốt trong suốt cuộc đời của mình.

Còn bạn? Nếu có ý kiến khác, chúng ta có thể tiếp tục tranh luận ngay tại đây.

Có thể bạn quan tâm:

Bé 3 Tuổi Đã Tỏ Ra Bướng Bỉnh, Chống Đối, Phải Làm Sao Đây?
Làm Thế Nào Để Vừa Có Thể Lướt Face Vừa Chơi Với Con Hiệu Quả?
Làm Thế Nào Để Bé Tự Tin Và Bạo Dạn?
Giao Việc Nhà Phù Hợp Với Lứa Tuổi Của Trẻ
Phải Làm Sao Khi Bé Lười Ăn?

Làm Thế Nào Để Bé Tự Tin Và Bạo Dạn?

Hôm vừa rồi có dịp đến chơi nhà bạn, tôi đã thực sự bất ngờ trước biểu hiện của cậu con trai 5 tuổi của bạn. Nhìn vào cái cách cư xử, hành động của cậu bé bây giờ, tôi không thể tìm thấy mảy may hình ảnh cậu bé ngày nào mà mỗi lần cùng bố mẹ đến nhà tôi chơi thường phải mất từ 10 đến 15' dỗ dành ngoài cửa trước khi vào nhà. Do đặc thù công việc, được nghe rât nhiều những câu than vãn của các mẹ như: "Bé nhà mình nhát quá, thấy người lạ là khóc", "Ra chỗ đông người là bé cứ quấn lấy bố mẹ, ai hỏi cũng không nói" hay như chia sẻ của thành viên @meBinh_Minhtrên diễn đàn: "Con trai em đã sang tuổi thứ 6, tháng 9 năm nay cháu đi học lớp 1 nhưng cháu nhà em không bạo dạn như phần đông các bạn cùng lứa tuổi (tính cách này từ nhỏ đã như thế rồi)"...Tôi đã dành thời gian lắng nghe những chia sẻ của bạn về cách mà bạn đã giúp con vượt qua sự nhút nhát, tự tin và bạo dạn hơn. 

[​IMG]
Với những kiến thức mà tôi tổng hợp được và qua câu chuyện của bạn, những chia sẻ của tôi dưới đây hy vọng sẽ giúp được các bạn phần nào trong việc giúp các bé trở lên tự tin và bạo dạn hơn:

- Thường xuyên trao đổi, trò chuyện với trẻ. Điều này sẽ giúp phát triển ngôn ngữ và giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp. Việc nói với trẻ những câu tích cực cũng góp phần tăng sự tự tin của trẻ.
- Tham gia vào các hoạt động tập thể. Tạo điều kiện nhiều nhất có thể để các bé được tham gia vào các hoạt động chung như văn nghệ, thể thao...Tìm ra các mặt tích cực để khen ngợi bé và dù có thể bé làm chưa tốt bạn cũng nên động viên bé.
- Khuyến khích trẻ đặt ra các hoạt động trong ngày. Thỉnh thoảng nhắc nhở trẻ về kế hoạch mà trẻ đã đặt ra. Thông thường, chúng ta chỉ hay để ý đến những khuyết điểm, những việc làm chưa tốt của trẻ để khiển khách mà coi những điều tốt, thành tích đạt được của trẻ là điều đương nhiên. Hãy tán thưởng trẻ bằng những lời khen tặng.
- Tạo điều kiện cho trẻ được chơi cùng các đứa trẻ khác. Đưa trẻ đến các sân chơi dành cho các bé và nếu không có thời gian, điều kiện, bạn có thể để trẻ mời bạn bè đến chơi nhà mình hay đến nhà bạn chơi.
- Cảm giác tin tưởng. Bạn tuyệt đối không nói trẻ "Nhút nhát" hay "Không dám" làm điều gì đó vì điều này chỉ khiến cho trẻ cảm thấy mất tự tin hơn thôi. Có thể dùng các hành động như nắm tay, xoa đầu khi trẻ cảm thấy hồi hộp hay lo lắng.
- Chơi trò chơi đóng kịch. Việc cho trẻ tham gia vào các trò chơi đóng kịch mà trong đó trẻ được phân những vai tích cực, mạnh mẽ cũng góp phần kích thích trí tưởng tượng, rèn luyện khả năng tự tin.

Và cuối cùng đó là hãy luôn để trẻ được thoải mái. Được nói ra những điều trẻ muốn và không nên ép buộc theo những khuôn mẫu của chúng ta.

Trên đây là một số gợi ý giúp trẻ trở lên tự tin, bạo dạn hơn. Chúc các bạn cũng sẽ thành công như bạn tôi bây giờ.

Có thể bạn quan tâm:
Bé 3 Tuổi Đã Tỏ Ra Bướng Bỉnh, Chống Đối, Phải Làm Sao Đây?
Phải Làm Sao Khi Bé Lười Ăn?
Trẻ Mấy Tuổi Thì Có Thể Học Piano, Guitar?
Làm Thế Nào Để Vừa Có Thể Lướt Face Vừa Chơi Với Con Hiệu Quả?

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Làm Thế Nào Để Bé Tự Tin Và Bạo Dạn?

Hôm vừa rồi có dịp đến chơi nhà bạn, tôi đã thực sự bất ngờ trước biểu hiện của cậu con trai 5 tuổi của bạn. Nhìn vào cái cách cư xử, hành động của cậu bé bây giờ, tôi không thể tìm thấy mảy may hình ảnh cậu bé ngày nào mà mỗi lần cùng bố mẹ đến nhà tôi chơi thường phải mất từ 10 đến 15' dỗ dành ngoài cửa trước khi vào nhà. Do đặc thù công việc, được nghe rât nhiều những câu than vãn của các mẹ như: "Bé nhà mình nhát quá, thấy người lạ là khóc", "Ra chỗ đông người là bé cứ quấn lấy bố mẹ, ai hỏi cũng không nói" hay như chia sẻ của thành viên @meBinh_Minhtrên diễn đàn: "Con trai em đã sang tuổi thứ 6, tháng 9 năm nay cháu đi học lớp 1 nhưng cháu nhà em không bạo dạn như phần đông các bạn cùng lứa tuổi (tính cách này từ nhỏ đã như thế rồi)"...Tôi đã dành thời gian lắng nghe những chia sẻ của bạn về cách mà bạn đã giúp con vượt qua sự nhút nhát, tự tin và bạo dạn hơn. 

[​IMG]
Với những kiến thức mà tôi tổng hợp được và qua câu chuyện của bạn, những chia sẻ của tôi dưới đây hy vọng sẽ giúp được các bạn phần nào trong việc giúp các bé trở lên tự tin và bạo dạn hơn:

- Thường xuyên trao đổi, trò chuyện với trẻ. Điều này sẽ giúp phát triển ngôn ngữ và giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp. Việc nói với trẻ những câu tích cực cũng góp phần tăng sự tự tin của trẻ.
- Tham gia vào các hoạt động tập thể. Tạo điều kiện nhiều nhất có thể để các bé được tham gia vào các hoạt động chung như văn nghệ, thể thao...Tìm ra các mặt tích cực để khen ngợi bé và dù có thể bé làm chưa tốt bạn cũng nên động viên bé.
- Khuyến khích trẻ đặt ra các hoạt động trong ngày. Thỉnh thoảng nhắc nhở trẻ về kế hoạch mà trẻ đã đặt ra. Thông thường, chúng ta chỉ hay để ý đến những khuyết điểm, những việc làm chưa tốt của trẻ để khiển khách mà coi những điều tốt, thành tích đạt được của trẻ là điều đương nhiên. Hãy tán thưởng trẻ bằng những lời khen tặng.
- Tạo điều kiện cho trẻ được chơi cùng các đứa trẻ khác. Đưa trẻ đến các sân chơi dành cho các bé và nếu không có thời gian, điều kiện, bạn có thể để trẻ mời bạn bè đến chơi nhà mình hay đến nhà bạn chơi.
- Cảm giác tin tưởng. Bạn tuyệt đối không nói trẻ "Nhút nhát" hay "Không dám" làm điều gì đó vì điều này chỉ khiến cho trẻ cảm thấy mất tự tin hơn thôi. Có thể dùng các hành động như nắm tay, xoa đầu khi trẻ cảm thấy hồi hộp hay lo lắng.
- Chơi trò chơi đóng kịch. Việc cho trẻ tham gia vào các trò chơi đóng kịch mà trong đó trẻ được phân những vai tích cực, mạnh mẽ cũng góp phần kích thích trí tưởng tượng, rèn luyện khả năng tự tin.

Và cuối cùng đó là hãy luôn để trẻ được thoải mái. Được nói ra những điều trẻ muốn và không nên ép buộc theo những khuôn mẫu của chúng ta.

Trên đây là một số gợi ý giúp trẻ trở lên tự tin, bạo dạn hơn. Chúc các bạn cũng sẽ thành công như bạn tôi bây giờ.

Có thể bạn quan tâm:
Bé 3 Tuổi Đã Tỏ Ra Bướng Bỉnh, Chống Đối, Phải Làm Sao Đây?
Phải Làm Sao Khi Bé Lười Ăn?
Trẻ Mấy Tuổi Thì Có Thể Học Piano, Guitar?
Làm Thế Nào Để Vừa Có Thể Lướt Face Vừa Chơi Với Con Hiệu Quả?

Làm Thế Nào Để Vừa Có Thể Lướt Face Vừa Chơi Với Con Hiệu Quả?

Chơi với con - Một việc tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại không hề dễ dàng. Đã bao giờ bạn tự hỏi: Mình đã dành bao nhiêu thời gian chơi với con? đồ chơi liệu đã phù hợp với con chưa? Hay chơi với con như thế nào để mang lại hiểu quả?

[​IMG]

Các bạn chắc chắn sẽ đồng ý với tôi quá trình phát triển về trí tuệ của trẻ liên quan mật thiết đến những vận động và cảm giác của trẻ (gọi tắt là giác động). Những giác động này đến từ những khám phá của trẻ với môi trường xung quanh, hay đơn giản hơn, đến từ những trò chơi của trẻ. Trong mấy năm đầu những giác động cứ tuần tự phát sinh theo thứ tự thành thục, việc của bố mẹ là hãy để trẻ tự nhiên với những khám phá, khuyến khích chúng bằng việc tham gia cùng vào những khám phá, những trò chơi đó.

Trở lại với những câu hỏi trên. Đầu tiên chính là việc chọn đồ chơi thế nào cho phù hợp với lứa tuổi của bé? Với mỗi lứa tuổi khác nhau, bé sẽ cần những đồ chơi khác nhau và bạn nên quan sát con bạn sẽ học được điều gì từ những đồ chơi này. Ví dụ: đồ chơi gồm các khối hình xếp chồng lên nhau sẽ giúp bé rèn luyện khả năng phân biệt to nhỏ. đồ chơi vận động như chơi bóng sẽ giúp bé phát triển các cơ bắp lớn...

Khi chơi với con, bạn cần lưu ý 1 số điểm sau:

- Gạt bỏ công việc sang một bên. Nếu bạn đang bận và chưa sẵn sàng chơi với con bạn có thể nói với con là mình đang bận chưa thể chơi được. Khi đã nhận lời bạn cần tập trung chú ý vì đối với trẻ, trò chơi được xem là hoạt động nghiêm túc.
- Để trẻ tự khám phá. Với 1 món đồ chơi mới bạn nên để bé tự khám phá thay vì bạn khám phá và chỉ cho con cách chơi. Điều này sẽ kích thích bé hiểu biết, tìm tòi những cái mới.
- Không nên nhường nhịn trẻ quá trong các trò chơi. Với món đồ mà bạn đang cầm bạn không nên nhường nhịn quá mỗi khi bé muốn. Cần để bé hiểu quy tắc chờ tới lượt. Với các trò chơi mang tính chất thắng - thua, bạn không nên nhường bé thắng tất cả. Điều này sẽ giúp bé trải nghiệm cảm giác thất bại, sẽ rất có ích cho bé sau này.
- Với các trò chơi trên máy tính. Thay vì ngăn cấm trẻ tất cả các trò chơi trên máy tính, bạn có thể lựa chọn để giới thiệu với bé 1 số trò chơi miễn là phù hợp với lứa tuổi và có gia hạn thời gian chơi.

Dành thời gian chơi với con là bạn đang tạo các mối liên hệ thân thiết trong gia đình, củng cố sự hiểu biết lẫn nhau giữa bố mẹ và con cái đồng thời góp phần vào sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ. Đừng để ai đó phải thốt lên: "Trẻ con bây giờ khổ quá".

Có thể bạn quan tâm:
Bé 3 Tuổi Đã Tỏ Ra Bướng Bỉnh, Chống Đối, Phải Làm Sao Đây?
Phải Làm Sao Khi Bé Lười Ăn?
Trẻ Mấy Tuổi Thì Có Thể Học Piano, Guitar?

Bé 3 Tuổi Đã Tỏ Ra Bướng Bỉnh, Chống Đối, Phải Làm Sao Đây?

Là một ông bố có hai con trai, từng trải qua sự bướng bỉnh đến mức cảm thấy bất lực và nghi ngờ vào cách dạy con của bản thân, mình hiểu được cảm giác của các mẹ khi con mình tỏ ra bướng bỉnh, không chịu nghe lời. Cũng giống như chia sẻ của thành viên @dodongtruyenthong "Bé nhà em năm nay bốn tuổi mà bướng ơi là bướng,cháu là con gái nhưng mà ghê gớm toàn đánh các bạn cùng chơi,bố mẹ nói mãi mỏi mồm nói mãi vẫn vậy .Chả nhẽ hôm nào cũng đánh..."

Vậy chúng ta phải làm sao khi bé tỏ ra bướng bỉnh? Có cách nào để không phải "Hôm nào cũng đánh..." và cư xử hòa nhã với con?

[​IMG]

Ở tuổi này, cùng với sự phát triển về ngôn ngữ, trẻ có ý thức về quyền tự chủ. Nhu cầu được độc lập với cha mẹ và quyền quyết định riêng một số thứ. Vì vậy khi thấy bé tỏ vẻ không nghe lời, phản đối cha mẹ cũng có thể hiểu là bé đang trưởng thành. Một số gợi ý được tổng hợp sau có thể sẽ giúp được các mẹ trong việc cư xử khi bé tỏ vẻ bướng bỉnh, giữ được thái độ hòa nhã với con:

- Hạn chế những yêu cầu của mình. Các mẹ nên quan sát và nói chuyện với con, xem liệu mình có quá ngăn cấm hay áp đặt các bé? Có ngăn cản bé quá nhiều? Việc này có thể sẽ khiến bé căng thẳng, sinh ra bướng bỉnh và lì lợm.

- Khơi gợi sự hấp dẫn của công việc. Bé sẽ rất thích làm nếu như các mẹ khơi gợi sự thích thú của các bé với công việc, có thể cho bé tham gia cùng trong một số công việc với bố mẹ.

- Hướng con đến các hoạt động mà bé ưa thích. Ví dụ nếu bé thích được đọc truyện trước khi đi ngủ các mẹ có thể nói: "Sau khi đánh răng, chúng ta có thể lên giường và cùng đọc truyện nhé!".

- Đưa ra các lựa chọn. Nên đưa ra cho bé các lựa chọn thay vì các câu hỏi mà bé dễ dàng trả lời không. Ví dụ, thay vì hỏi bé: "Con có muốn dọn đồ chơi của mình không?" các mẹ nên hỏi: "Con muốn dọn cái oto hay bộ xếp hình trước?".

- Tránh ra lệnh cho bé khi có thể được. Bất cứ em bé nào cũng sẽ muốn chống đối lại khi phải nghe quá nhiều mệnh lệnh. Các mẹ có thể thay thế những mệnh lệnh bằng các đề nghị bé chẳng hạn.

- Giữ bình tĩnh. Giữ bình tĩnh là điều các mẹ luôn nên nhớ khi các bé tỏ ra bướng bỉnh, chống đối. Đừng quát mắng hay phạt bé ngay khi bé tỏ ra chống đối, cần tôn trọng quyền nói: "Không" của bé và giải thích cho bé hiểu có những việc bé phải làm dù không muốn.

- Cương quyết. Có những mẹ dù đã từ chối đòi hỏi của bé nhưng rồi vẫn nhượng bộ khi bé khóc lóc, dỗi. Các mẹ không nên làm vậy, đừng để bé thấy rằng bố mẹ rất "Dễ".

- Dành thời gian cho bé. Đôi khi việc tỏ ra bướng bỉnh, phản đối bố mẹ là cách mà bé muốn bố mẹ chú ý nhiều hơn nếu như các mẹ dành ít thời gian chơi cùng các bé. Vì vậy lời khuyên là hãy dành thời gian chơi cùng các bé, làm bạn của các bé trong các trò chơi hay những câu chuyện hàng ngày.

Và cuối cùng, nếu như các bé có tỏ ra bướng bỉnh, không nghe lời thì các mẹ cũng không nên quá lo lắng hay vội quy kết là bé hư, khó bảo. Hãy hiểu đó là những tâm lý lứa tuổi bình thường, là giai đoạn "Khủng hoảng tuổi lên hai" hay "Khủng hoảng tuổi lên ba" như chia sẻ của thành viên @oanhoanh4558 trong topic: Khủng Hoảng Tuổi Lên Hai...

Có thể bạn quan tâm:
Phải Làm Sao Khi Bé Lười Ăn?
Trẻ Mấy Tuổi Thì Có Thể Học Piano, Guitar?

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Phải Làm Sao Khi Bé Lười Ăn?

"Bé lười ăn quá", "Bé ăn ít quá" có lẽ là những câu than thở chúng ta gặp thường xuyên nhất từ các mẹ. Và để giải quyết vấn đề này, các mẹ đã nghĩ ra trăm ngàn các biện pháp để dỗ các bé ăn. Xin được kể ra một câu chuyện không biết có nên cười hay không ở khu tập thể chỗ mình ở: 2 vợ chồng trẻ, 1 em bé hơn 1 tuổi và mỗi ngày, cả khu đều không lạ gì với hình ảnh bố chở xe máy, mẹ ngồi sau; tay thì bế bé, tay còn lại là bát cháo hay bình sữa vòng đi vòng lại quanh khu tập thể - ngày này sang ngày khác. Hay hình ảnh những em bé được cho ăn sữa bằng...xi lanh! Chắc cũng không cần bình luận thêm về các hình ảnh này, chung quy cũng chỉ từ những câu than thở trên.

[​IMG]

Vậy phải làm sao khi bé lười ăn?

Chúng ta sẽ chia ra 2 trường hợp: Bé lười ăn "kinh niên" và bé tự nhiên lười ăn, bỏ ăn. Với trường hợp thứ nhất, như các mẹ đều biết theo quy luật sinh tồn thì các bé sẽ không để mình bị đói trừ trường hợp đau ốm. Như vậy nếu các bé có ăn ít thì các mẹ cũng đừng sốt ruột hay căng thẳng quá! Thay vào đó chúng ta thử đi tìm nguyên nhân, các vấn đề của bé để hiểu bé hơn. Có 1 số nguyên tắc chung của việc các bé lười ăn mà các mẹ có thể tham khảo như sau:

- Đừng bao giờ bắt trẻ phải ăn hết khẩu phần của mình. Có thể bé không thích món đó hoặc bé đã no.
- Xem bé có bị bệnh mãn tính gì không? Nhất là các bệnh về đường ruột.
- Không nên cho bé ăn nhiều đồ ăn vặt, đồ ngọt. Có thể cho bé uống nước lọc trước mỗi bữa ăn khoảng 30' đến 1h. Không nên kéo dài quá lâu bữa ăn của bé, có thể xếp các bữa ăn của bé vào 1 số giờ nhất định.
- Thay đổi cách chế biến món ăn, đổi thức ăn phong phú, phù hợp với lứa tuổi của bé.
- Với các bé hiếu động (các bé trên 12 tháng tuổi) các mẹ nên dừng các hoạt động vận động nhiều của bé trước bữa ăn khoảng 5 - 10', chuyển sang hoạt động mang tính thư giãn, giải trí nhẹ nhàng như kể chuyện, hát 1 bài gì đó...
- Cho bé tham dự vào các bữa ăn nhiều nhất có thể. Không khí vui vẻ, ấm cúng của các bữa ăn gia đình cũng sẽ giúp bé cảm thấy ngon miệng và học được thói quen ăn uống tốt.
- Nếu bé lười ăn quá, có thể cho bé chơi 1 trò chơi yên tĩnh khi ăn nhưng không nên lạm dụng việc này quá. Đặc biệt tránh việc cho bé xem tivi hay điện thoại, ipad khi ăn.
- Nếu bé không tăng cân trong khoảng từ 2 tháng trở lên, bạn nên đưa bé đi khám bác sỹ.

Với các bé tự nhiên lười ăn hay bỏ ăn các mẹ nên tìm hiểu 1 số nguyên nhân sau:

- Bé có đang mọc răng không? Việc các răng nhú lên có thể sẽ làm cho các bé bị đau miệng.
- Bé có bị đau họng hay viêm nhiễm gì trong miệng không?
- Việc thay đổi chế độ ăn cho bé có đột ngột không?
- Thành phần trong bữa ăn của các bé có quá nhiều chất hay các bé uống nhiều vitamin (nhất là vitamin D) cũng có thể là nguyên nhân khiến bé chán ăn.
- Sự thay đổi thời tiết hay những căng thẳng trong gia đình cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc ăn uống bé.
- Với các bé đã đi lớp thì các mẹ cũng nên tìm hiểu chế độ ăn uống, sinh hoạt ở trường có thay đổi nhiều?
Nếu bé chán ăn trong 1 vài bữa thì các mẹ cũng nên quá căng thẳng, nên tìm hiểu xem bé thích ăn gì hơn? Tuy nhiên nếu bé bỏ ăn trong vài ngày hay nếu có nghi vấn về sức khỏe của bé thì các mẹ cần đưa con đi khám bác sỹ ngay.

Lo lắng, căng thẳng khi con ăn ít là tâm lý chung của các mẹ. Tuy nhiên việc các mẹ quá căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của các bé, ảnh hưởng tới việc hấp thu thức ăn cũng như sự phát triển chung. Dù bé có ăn ít hay ăn nhiều thì các mẹ cũng nên có thái độ chấp nhận, vui vẻ, động viên các bé.

Các mẹ cũng có thể tham khảo thêm các phương pháp cũng như các mẹo giúp bé bớt lười ăn, ăn ngon miệng hơn được các thành viên thảo luận tại topic: Bé Lười Ăn

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Con Biếng Ăn, Kém Hấp Thu, Chậm Tăng Cân - Vấn Đề Khiến Bố Mẹ Đau Đầu?
Khi Con Biếng Ăn, Mẹ Phải Làm Gì?
Nên Cho Con Ăn Dặm Theo Phương Pháp Nào?
Có Nên Cho Muối Ăn Vào Đồ Ăn Dặm Của Bé?
Bé 8 Tháng Bỏ Không Chịu Ăn Uống Gì. Hãy Cùng Chia Sẻ!

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Trẻ Mấy Tuổi Thì Có Thể Học Piano, Guitar?

Âm nhạc không những giúp kích thích sự phát triển của não bộ mà còn là cách nuôi dưỡng cảm xúc của các bé rất tốt, 1 lợi ích không nhỏ nữa của việc cho các bé học chơi 1 loại nhạc cụ là giúp các bé rời xa được cám dỗ của các thiết bị, trò chơi điện tử. Những loại nhạc cụ thường được các mẹ lựa chọn là Piano hay Guita, và chắc chắn trước khi quyết định cho con học thì 1 câu hỏi luôn được đặt ra là: Trẻ mấy tuổi thì có thể học Piano, Guitar?

Có lẽ sẽ là rất khó để tìm được một chuẩn mực cho câu trả lời câu hỏi này! Vì nó phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, sở thích của từng đưa trẻ. Mozart đã học đàn từ khi mới 3 tuổi và 5 tuổi đã có thể soạn nhạc. Tất nhiên Mozart được coi là thiên tài trong các thiên tài, còn con cái chúng ta thì sao?

[​IMG]

Trước hết nói về học Piano - Đầu tiên chắc chắn phải là chính các bé đã sẵn sàng để bắt đầu học hay chưa? Các mẹ có thể đưa các bé đến dự khán ở các tâm đào tạo âm nhạc và quan sát sự hứng thú của các con đối với việc học này. Thực tế thì có 1 số bé đã có thể học tốt khi khi mới 3 - 4 tuổi, tuy nhiên đó phải là các bé có độ tập trung cao, đam mê, khả năng hát đúng giai điệu, phân biệt được âm sắc, mà như chúng ta thường nói thì là các bé có năng khiếu âm nhạc. Theo ý kiến của các mẹ đã, đang có con học Piano và chính các giáo viên dạy nhạc thì độ tuổi phù hợp nhất cho các bé học là 5 - 6 tuổi vì các lý do sau:

- Phím đàn Piano khá nặng do đó đòi hỏi các bé phải có nền tảng thể lực nhất định.
- Các bé ở độ tuổi này đã có sự tập trung tương đối tốt, khả năng ghi nhớ, sự khéo léo của tay chân.
- Chưa đến độ tuổi đi học nên các bé sẽ có nhiều sự tập trung hơn.

Các mẹ cũng có thể khắc phục các điểm trên bằng việc cho bé làm quen với âm nhạc sớm hơn như cho các bé nghe những bản nhạc, học loại nhạc cụ ít khó hơn như Organ chẳng hạn.

[​IMG]

Với Guitar, cũng giống như Piano thì điều đầu tiên vẫn là: Các con đã sẵn sàng để bắt đầu học. Do đặc trưng của nhạc cụ, khác với Piano, độ tuổi để bắt đầu học theo kinh nghiệm của các giáo viên giảng dạy bộ môn này thì bắt đầu từ 6 tuổi là thời gian phù hợp để học vì các lý do:

- Đủ sự khéo léo. Nếu thiếu kỹ năng vận động và sức mạnh của tay thì sẽ là rào cản lớn nhất cho các bé khi học loại nhạc cụ này vì Guitar cần các ngón tay nhanh nhẹn để chuyển đổi hợp âm. Có những bé phải tới 8 - 9 tuổi mới có thể bắt đầu học vì bàn tay quá nhỏ, để khắc phục điều này các mẹ có thể chọn cho con cây đàn có kích thước phù hợp.
- Sự kiên nhẫn và tập trung. Các bài tập Guitar luôn đòi hỏi sự thực hành nhiều và nếu thiếu sự kiên nhẫn các bé sẽ nhanh nản dẫn đến không còn hứng thú với âm nhạc.

Dù các mẹ quyết định cho con học Piano hay Guitar ở độ tuổi nào thì yếu tố quan trọng nhất trước khi cho trẻ bắt đầu đó là: Liệu trẻ có thích thú với Piano, Guita và âm nhạc? Nếu trẻ không có sự thích thú mà bố mẹ cứ bắt ép thì sẽ dẫn tới tâm lý làm trẻ chán ghét âm nhạc, những bài học sẽ tạo ra áp lực quá lớn có thể khiến trẻ bị stress hoặc trầm cảm.

Các mẹ có thể tham khảo thêm bài viết phân tích về nhạc cụ cũng như ý kiến của các thành viên trong topic: Nên cho trẻ học đàn piano từ mấy tuổi ?

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Hướng Dẫn Cho Người Bán Hàng Khi Tham Gia Hội Chợ

Để kỳ hội chợ là một cơ hội bán hàng và giới thiệu sản phẩm tốt, cũng như là một trải nghiệm thật sự vui thích, mời bạn hãy dành thời gian xem hướng dẫn sau:

1. Gửi thư mời khách hàng và bạn bè, nhận đặt hàng trước hội chợ

Con người chúng ta thường hành động theo nhau, nên một gian hàng nếu có đông khách hàng sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều người khác hơn những hình thức khác. Người ta có thể dùng các biện pháp giảm giá, loa đài ầm ĩ tốn kém, nhưng cách đơn giản và ít tốn kém nhất đó là mời bạn bè, người thân, khách hàng cũ, và nhận đặt hàng trước để giao hàng tại hội chợ... là cách để người khác nhìn thấy gian hàng của bạn đông khách và kích thích trí tò mò của họ.

[​IMG]
Khách hàng tò mò, chen nhau để ngó vào gian hàng có đông khách

Gửi thư mời và mời trên Facebook thì bạn nên tiến hành trong vòng từ thứ 4 đến thứ 6 của tuần trước khi diễn ra hội chợ. Nếu gửi thư mời sớm quá sẽ ít hiệu quả hơn so với gửi thư mời trong vòng 1 tuần trước hội chợ. Và nếu không phải gửi cho quá nhiều người thì bạn có thể gửi tin nhắn SMS vào chiều thứ 7 để nhắc lại để họ khỏi quên.

2. Chuẩn bị hàng hoá chu đáo và tiền trả lại

Nếu bạn ít hàng hoặc hàng hoá của bạn không có nhiều bạn không cần phải chuẩn bị kỹ, nhưng nếu bạn có nhiều hàng hoá và dự định sẽ có nhiều khách hàng thì việc chuẩn bị kỹ càng, sắp xếp sao cho dễ lấy, dễ đóng gói và sắp xếp tiền trả lại cẩn thận sẽ giúp bạn phục vụ được nhiều khách hàng hơn trong cùng một khoảng thời gian. Thông thường người đi hội chợ sẽ đến rất đông vào tầm thời gian từ 9:30 đến 11:30 sáng nên nếu bạn chậm là bạn mất khách.

[​IMG]
Có những lúc rất đông khách, bạn cần phải xử lý nhanh chóng nếu không muốn họ đi mất
Sau khoảng thời gian đó bạn có thời gian hơn thì cũng nên dành thời gian sắp xếp lại để phục vụ đợt khách tiếp. Bạn cũng có thể đến và quan sát các tiệm ăn nhanh như KFC, Starbuck, Highland coffee... để học cách họ tổ chức công việc một cách nhanh chóng giúp xử lý nhiều đơn hàng khi đông khách.

Nếu khách hàng đông mà bạn phục vụ chậm một nửa thì bạn mất một nửa lượng khách hàng.

3. Hướng dẫn cho người nhà hoặc nhân viên bán hàng

Hướng dẫn giúp nhân viên và người nhà bán hàng giúp bạn biết quy định của hội chợ, hiểu các quy trình bán hàng sao cho nhanh chóng, lịch sự sẽ giúp bạn bán được nhiều hàng hơn, chuyên nghiệp hơn và để lại ấn tượng tốt cho khách hàng là điều rất quan trọng.

Nếu nhân viên hoặc người nhà của bạn vi phạm quy định có thể gian hàng của bạn bị cưỡng chế và bạn mất quyền tham gia hội chợ, nếu cư xử thô lỗ với khách thì bạn lại mất đi khách hàng đó và những người chuẩn bị là khách hàng. Vậy nên chuẩn bị hướng dẫn cho người bán cùng là điều rất quan trọng đấy.

4. Dự phòng khi trời mưa

Ông Trời luôn là điều khiến chúng ta không hiểu được, và dù bạn có tin vào mấy tay thầy bói hay phong thuỷ gì đó thì cũng nên chuẩn bị cho mình những phương án sẵn sàng trong trường hợp thời tiết không thuận lợi. Ít nhất bạn nên có tấm nilon trong đủ to để che được hàng không bị ướt nhưng vẫn có thể giúp khách hàng nhìn thấy được sản phẩm của bạn.

[​IMG]

5. Có phương án trong trường hợp hết hàng sớm

Nếu thời tiết thuận lợi và đông khách có thể bạn sẽ hết hàng sớm, chuẩn bị phương án cấp thêm hàng trong trường hợp hết sớm sẽ giúp bạn không bị mất thời gian ngồi chơi không có hàng khi mà vẫn có nhiều khách. Tuy nhiên, nên chú ý là khách hàng chỉ đến đông nhất vào tầm từ 9:30 đến 11:30 sáng còn buổi chiều thì không đông như vậy. Bạn đừng mua sẵn nhiều hàng quá mà thừa không bán hết nhưng đừng để thiếu không đủ hàng mà bán.

6. Chuyển hàng đến sớm

Hội chợ mở cửa cho người bán từ 6:00 sáng, còn người mua thì 8:00 mới bắt đầu có khách đến. Nhưng rất nhiều người vì con cái nên hay đi muộn, và thời điểm đó đông đúc khiến bạn khó khăn hơn trong việc chuyển hàng vào gian hàng. Khi bị ức chế ngay từ sáng khiến vẻ mặt bạn kém niềm nở thì cũng là một yếu tố bất lợi cho kinh doanh.

[​IMG]
Dọn hàng sớm, bày biện gọn gàng để có thời gian giao lưu với các gian hàng hàng xóm

Do vậy chuyển hàng đến sớm, nếu dọn hàng sớm bạn có thể ăn sáng, và giao lưu với các gian hàng bên cạnh vừa có thêm cơ hội giao lưu, có thể đó là khách hàng tiềm năng, vừa có thể tìm người giúp đỡ trong lúc quá đông hoặc có kẻ gian đến đánh cắp khi bạn không để ý thì đã có người giúp.

7. Cất xe đúng nơi quy định

Nhiều người đến muộn rồi để xe máy ngay tại gần chỗ bán hàng vừa làm cho khách hàng khó tiếp cận với gian hàng của mình mà có thể bị bảo vệ giữ xe lại và không cho lấy xe khỏi hội chợ vì không để đúng quy định.

[​IMG]
Sau khi chuyển hàng xong, mang xe máy đi gửi cho yên tâm và rộng đường cho khách hàng

Ngay sau mang hàng đến, bạn cần chuyển xe ngay khỏi hội chợ và chuyển vào nhà xe cho yên tâm rồi trở về bày hàng. Việc chuyển xe sớm giúp những nhà khác không va đụng vào gian hàng của bạn khi họ chuyển hàng và cũng giúp cho việc dọn hàng của bạn được nhanh chóng hơn.

8. Giao lưu với với những người bán khác

Khi bạn dọn hàng xong sớm hoặc khi vắng khách và có người trông hàng giúp rồi thì bạn nên dành thời gian giao lưu và làm quen với các gian hàng khác. Đây là một cơ hội để bạn có thêm khách hàng và người giới thiệu hàng hoá giúp bạn, vì những người bán hàng cũng có nhu cầu mua hàng và họ cũng có thể giới thiệu bạn bè đến mua hàng giúp bạn.

[​IMG]

9. Hỗ trợ các thành viên khác khi cần

Đôi khi có người bị nạn, có kẻ gian móc túi, hoặc có những người bán hàng khác cố tình không tôn trọng người khác, lúc đó bạn nên thể hiện lòng dũng cảm và chính trực của mình. Hãy giúp đỡ người yếu, hãy thông báo cho BQT biết có kẻ gian, và tỏ thái độ không đồng tình với những hành động chà đạp lên quyền lợi của người khác hoặc vi phạm quy định.

Có thể điều đó không giúp bạn ngay tức khắc, thậm chí có thể gây phiền toái đôi chút, nhưng những người hiểu biết và khách hàng tuyệt vời luôn biết chọn ủng hộ những người xứng đáng. Khi bạn làm việc tốt, điều tốt chắc chắn sẽ lại đến với bạn.

[​IMG]
Có trách nhiệm với cộng đồng là cách tốt để chứng minh mình quan tâm đến khách hàng

10. Chụp ảnh gian hàng của mình 

Hiện diện tại hội chợ với rất nhiều người khác là một cơ hội tốt để chứng minh sự tin cậy và thân thiện của mình. Chính vì thế đừng bỏ lỡ cơ hội chụp ảnh chính mình, gian hàng của mình với khách hàng.

[​IMG]
Chụp ảnh gian hàng để chứng minh sự hiện diện thực tế

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Sữa Lactogen - Có Phải Là Lựa Chọn Tốt?

Trong giai đoạn bé mới sinh từ 0 - 12 tháng, sữa mẹ luôn là lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên do ít sữa hoặc không có sữa, các bà mẹ đã tìm đến sữa công thức như 1 giải pháp thay thế. Có rất nhiều loại sữa được các bà mẹ lựa chọn như Similac, Dumex, Wakodo, Meiji, Nan, XO,...Và trong những tháng đầu đời của bé, tiêu chí để các mẹ lựa chọn sữa thường là: Vị gần giống sữa mẹ, đầy đủ dưỡng chất, tính mát. Đặc biệt với những bé hay bị táo bón thì đặc tính mát rất quan trọng. Với các tiêu chí trên thì sữa Lactogen nổi lên như 1 ứng viên tương đối phù hợp.

[​IMG]

Sữa Lactogen của Nestle theo như chia sẻ của thành viên @mesauxinhxinh thì có ưu điểm như: "Giá thành rẻ, sữa mát, thành phần và vị giống sữa mẹ" và nhược điểm là: "Cảm giác sữa hơi loãng, mùi không được thơm".
Việc chọn sữa cho bé không hẳn cứ là đắt thì tốt mà rẻ thì không tốt. Các sản phẩm của các thương hiệu sữa nổi tiếng như Enfa, Abbott, Nestle...đều phải tuân thủ các quy định của thế giới về thành phần cũng như hàm lượng các chất có trong sữa.

Trở lại với sản phẩm sữa Lactogen, với các ưu điểm nêu trên đã có rất nhiều mẹ lựa chọn như thành viên @cun'con chia sẻ "Dạo chị gái mình mới sinh cho con dùng Similac thấy con hay táo bón. Sau đó dùng Lactogen thấy ổn. Mình cũng đang dùng Lactogen cho con. Thực ra mỗi bé hợp một loại sữa, hợp thì sẽ tăng cân thôi. Không cần chạy theo thương hiệu đâu".

Vụ việc được đăng trên vnexpress thời gian gần đây về việc người dùng phản ánh sữa Lactogen bị đóng cặn khi pha cũng đã làm không ít các mẹ băn khoăn khi quyết định có cho con tiếp tục dùng sữa này nữa hay không? Cũng có không ít các mẹ khi dùng sữa Lactogen cảm thấy sữa khó tan, hay lắng cặn và không được thơm.

Với những tổng hợp chia sẻ của các mẹ có con đã, đang dùng sữa Lactogen thì đa phần sản phẩm này đã đáp ứng được tiêu chí của các mẹ là: Dễ uống, giá rẻ. Tuy nhiên việc chọn sữa, dù là sữa nào thì quan trọng vẫn là có phù hợp với bé không? Bé có hấp thu được tốt không? Với những bà mẹ còn đang cân nhắc có nên cho bé dùng sữa Lactogen? Thì những chia sẻ trong topic: Sữa Lactogen của Nestle hay Chọn sữa công thức cho con có thể giúp ích cho các mẹ.

Và điều quan trọng mà mình muốn chia sẻ đó là không có sản phẩm sữa nào có thể thay thế được sữa mẹ, là lựa chọn tốt nhất cho những tháng đầu đời của bé! Mình đảm bảo chắc chắn điều này.

Bài này chỉ có tính chất tham khảo. Trước khi quyết định làm theo, hãy chắc chắn rằng mình phải tự chịu mọi trách nhiệm về hậu quả của nó.
Có thể bạn quan tâm:
Sữa Mẹ Hay Sữa Công Thức?
Sữa Nào Giúp Bé Tăng Cân Nhanh Nhất
Những Ý Kiến Trái Chiều Về Sữa P100
Kinh Nghiệm Dùng Sữa S26
Sữa Pediasure Có Tốt Không?
Tổng Hợp Ý Kiến Của Các Mẹ Tại Lamchame.com Về Sữa Meiji
Những Thông Tin Cơ Bản Về Sữa Aptamil Anh/đức Dành Cho Các Mẹ!
Các Bà Mẹ Thông Thái Nói Gì Về Sữa Dumex
Những Ý Kiến Khác Nhau Của Các Mẹ Về Sữa Nan