Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Hội Chợ Giao Lưu LÀM CHA MẸ - Tết Đinh Dậu 2017

Hội chợ giao lưu LÀM CHA MẸ - Tết Đinh Dậu 2017 được tổ chức vào ngày Chủ nhật, 15/1/2017 với hơn 200 gian hàng cùng hàng nghìn lượt khách tham quan, mua sắm sẽ là cơ hội tuyệt vời để các doanh nghiệp, cá nhân giới thiệu hàng hóa, sản phẩm của mình tới người tiêu dùng. Hội chợ cũng sẽ là lễ hội mau sắm dành cho các tín đồ nghiện shopping hay các bà nội trợ với nhu cầu mua sắm các nhu yếu phẩm phục vụ dịp Tết Nguyên Đán Đinh Dậu.

Thông tin chi tiết các bạn có thể tham khảo tại:
https://www.lamchame.com/forum/threads/thu-moi-tham-gia-gian-hang-tai-hoi-cho-giao-luu-lam-cha-me-tet-dinh-dau-2017.2051230/



Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Bố Mẹ Bất Hòa Sẽ Khiến Con Cái Bị Thương Tổn

Điều gì xảy ra với các đứa trẻ khi cha mẹ chúng bất hòa? Chắc chắn các bạn sẽ đồng ý với tôi là: Khi sự yêu thương, tôn trọng hiện diện trong một cuộc hôn nhân, bọn trẻ sẽ được bảo đảm và hạnh phúc. Ngược lại, khi người bố người mẹ tỏ thái độ giận dữ và thù nghịch với nhau sẽ tạo ra những hố sâu mà trẻ không thể thoát ra được.

[​IMG]


Với sự chiêm nghiệm của bản thân, tôi chưa từng thấy một cặp vợ chồng hạnh phúc nào mà lại sao nhãng việc chăm sóc con cái và tôi tin bạn cũng đã có cái nhìn đó giống tôi. Những mối quan hệ bền vững của bố mẹ sẽ giúp những đứa trẻ phát triển bình thường và hạnh phúc.


Không gì tốt hơn cho việc nuôi dạy một đứa trẻ là một cuộc hôn nhân lành mạnh. Trẻ em cảm thấy an tâm hơn khi bố mẹ chúng hạnh phúc và những đứa trẻ này thường ít khi phạm tội hoặc cần tới các chất kích thích khác để thỏa mãn nhu cầu của chúng. Khi bố mẹ không có mối quan hệ tốt đẹp sẽ tạo ra những vấn đề khó nói cho con cái và một hệ quả thường thấy nhất chính là con trẻ tin rằng mình chính là nguyên nhân gây ra sự bất hòa đó. Các bạn hẳn đã tưởng tượng ra cảnh đứa trẻ cảm thấy gì với bữa ăn tối mà bố mẹ chúng không nói chuyện với nhau, rồi trong những câu chuyện của những đứa trẻ bỏ nhà đi luôn là lỗi của chúng mỗi khi bố mẹ nói ra những lời chỉ trích nặng nề và nhiều ngày chẳng buồn nhìn nhau hay nói chuyện với nhau.


Ít khi chúng ta nghĩ rằng việc cải thiện hoặc duy trì mối quan hệ với người bạn đời của mình là tác nhân quan trọng trong việc nuôi dạy một đứa trẻ khỏe mạnh. Chúng ta đã không dành cho con mình bất cứ sự che chở nào khi buộc chúng phải chia sẻ bầu không khí căng thẳng trong gia đình với chúng ta.


Thực tế trong cuộc sống gia đình, sẽ luôn có những cuộc tranh cãi vặt hay những bất đồng chính đáng. Tuy nhiên khi sự bất đồng trở thành những xung đột cá nhân mang tính đối nghịch thì trẻ em sẽ buộc phải bị tác động bởi bầu không khí này. Lời khuyên ở đây chính là: Chúng ta được quyền biểu lộ cảm xúc của mình khi bị tổn thương hoặc giận dữ và phải có địa điểm và thời gian để xả chúng nhưng tốt nhất là không phải ở trước mặt bọn trẻ. Trẻ sẽ không bị tổn thương khi chứng kiến bố mẹ có những tình huống tranh luận và hòa giải, tuy nhiên sẽ là khác biệt lớn khi đó là một cuộc cãi nhau, đánh nhau. Chính cách cư xử đúng mực, tôn trọng nhau tạo nên giá trị của cuộc hôn nhân và sự dung hòa của bố mẹ là sự an toàn của con trẻ.


Các bạn hãy luôn nhớ rằng: Trẻ em sẽ luôn trưởng thành dưới những mái nhà nơi bố mẹ chúng yêu thương nhau và sẽ bị hủy hoại dưới những mái nhà chỉ có sự ghét bỏ và không tin tưởng nhau.


Và lời khuyên cuối cùng. Nếu ngôi nhà của bạn có nguy cơ tan vỡ. Xin hãy hàn gắn nó!

Có thể bạn quan tâm:

Phải Làm Sao Khi Bé Hay Tranh Giành Đồ Chơi Với Các Bạn?
Tôi Đã Đánh Con, Tại Sao Lại Như Vậy?
Bé 3 Tuổi Đã Tỏ Ra Bướng Bỉnh, Chống Đối, Phải Làm Sao Đây?
Làm Thế Nào Để Vừa Có Thể Lướt Face Vừa Chơi Với Con Hiệu Quả?
Làm Thế Nào Để Bé Tự Tin Và Bạo Dạn?
Giao Việc Nhà Phù Hợp Với Lứa Tuổi Của Trẻ
Phải Làm Sao Khi Bé Lười Ăn?

Phải Làm Sao Khi Bé Hay Tranh Giành Đồ Chơi Với Các Bạn?

Các ông bố bà mẹ hẳn sẽ khó xử và tỏ ra lúng túng khi đứng trước tình huống bé nhà mình tranh giành đồ chơi với các bạn, đặc biệt là với các bé dưới 3 tuổi và nhất lại là con một được chiều chuộng.

Thực ra điều này là hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển tâm lý của bé. Khi mà các bé vẫn lấy mình là trung tâm và khái niệm chia sẻ, chờ tới lượt vẫn còn là điều khó hiểu và khó chấp nhận. Thông thường phải đến khoảng 4 - 5 tuổi bé mới bắt đầu biết cách chia sẻ. Một số gợi ý sau sẽ giúp các bạn hướng dẫn bé biết chia sẻ cũng như tôn trọng quyền lợi của người khác.

[​IMG]

Dạy con chờ tới lượt. Trước tiên, bạn hãy dạy bé điều này ngay từ ở nhà, khi chơi các trò chơi bạn nên dạy con biết chờ tới lượt mình. Ví dụ, khi bạn và bé thay phiên nhau, bạn đừng luôn luôn để bé làm trước. Có một điều lưu ý là bạn nên luyện tập với bé khi bé vui vẻ và cởi mở chứ không phải lúc bé khó chịu, mệt mỏi.

Dạy con cách chơi với bạn bè. "Con có thể lấy món đồ chơi khác để đổi cho bạn" hay "Con hãy nói rõ ý định của con với bạn" là những cách bạn có thể dạy bé. Bé sẽ biết cách giải quyết những xung đột khi không có bạn bên cạnh.

Dùng đồng hồ. Bạn nên đặt chuông đồng hồ như là cách để các bé biết khi nào đến lượt mình, tuy nhiên bạn nên lưu ý đến thời gian đặt chuông sao cho phù hợp với sự kiên nhẫn của các bé đấy.

Tránh can thiệp quá nhiều. Điều này áp dụng với các bé trên 4 tuổi, bạn có thể để bé tự giải quyết một số tranh chấp nhỏ. Đó cũng là cách để bé học hỏi kinh nghiệm giải quyết vấn đề và bạn sẽ chỉ tham gia khi các bé không tự giải quyết được vấn đề hay có xu hướng đánh nhau.

Cuối cùng chính là sự kiên nhẫn. Khi bạn đã áp dụng hết các cách trên nhưng đôi khi các bé vẫn tranh giành thì bạn cũng đừng nên nản lòng. Lời khuyên ở đây là hãy kiên nhẫn, tiếp tục dạy bé và chờ tới khi ít nhất bé tròn 3 tuổi.

Có thể bạn quan tâm:

Tôi Đã Đánh Con, Tại Sao Lại Như Vậy?
Bé 3 Tuổi Đã Tỏ Ra Bướng Bỉnh, Chống Đối, Phải Làm Sao Đây?
Làm Thế Nào Để Vừa Có Thể Lướt Face Vừa Chơi Với Con Hiệu Quả?
Làm Thế Nào Để Bé Tự Tin Và Bạo Dạn?
Giao Việc Nhà Phù Hợp Với Lứa Tuổi Của Trẻ
Phải Làm Sao Khi Bé Lười Ăn?

Tôi Đã Đánh Con, Tại Sao Lại Như Vậy?

Đã có rất nhiều ý kiến xung quanh quan điểm dạy con bằng cách trừng phạt hoặc đánh con. Có nhiều bố mẹ tỏ ra thận trọng khi trừng phạt hay đánh con khi con mắc lỗi, tuy nhiên cũng có bố mẹ lại coi việc đánh mắng con là cách dạy con hiệu quả. Họ thường vin vào câu: "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" để biện hộ cho hành động của mình.

[​IMG]

Với quan điểm cá nhân, tôi cho rằng xuất phát từ mong muốn dạy cho trẻ tinh thần kỷ luật và một nếp sống tốt thì việc áp dụng một số hình thức thưởng/phạt nho nhỏ là điều cần thiết. Tuy nhiên việc cần thiết ở đây là xác định được hình thức phạt và mức độ phạt như thế nào cho phù hợp?

Trước hết là những hình thức phạt chấp nhận được là cách phạt mà chỉ với mục đích để trẻ nhận thấy và hiểu được hành động của mình là sai và hậu quả mà trẻ sẽ phải chịu. Ví dụ, với trẻ lớn hơn 3 tuổi, nếu trẻ mắc lỗi bạn có thể cho trẻ vào một góc nào đó trong nhà một mình để trẻ bình tĩnh lại. Hay nếu trẻ mải đi chơi về muộn quá giờ quy định, bạn có thể áp dụng hình phạt trẻ sẽ không được đi chơi trong một khoảng thời gian nào đó. Có một lưu ý ở đây mà các bố mẹ nên nhớ là trước khi áp dụng bất cứ hình phạt nào thì cũng cần giải thích cho con một cách ngắn gọn tại sao con bị phạt để trẻ có thể suy nghĩ thêm trong thời gian phạt. Việc bạn nói chuyện thêm với con sau khi hết thời hạn phạt cũng sẽ giúp con nhận thức sâu hơn về hành động đã làm của trẻ và hành động của bố mẹ khi đó. Bố mẹ cũng nên nhớ không nên sử dụng các hình phạt quá thường xuyên vì điều này sẽ mất dần tính hiệu quả của các hình phạt.

Bên cạnh những hình thức phạt chấp nhận được thì cũng có những hình phạt khó chấp nhận được. Đó là những hình phạt làm đau đơn, tổn thương trẻ về thể chất cũng như tinh thần, làm giảm lòng tự trọng, nhân phẩm của trẻ. Điển hình như phạt bắt trẻ nhịn ăn, cởi quần áo, mắng nhiếc trẻ trước mặt bạn bè, gia đình,...Những hình phạt ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ sẽ khiến trẻ dễ nổi loạn dẫn đến không hợp tác với bố mẹ.

Một trong những hình phạt hay được các bố mẹ áp dụng đó là đánh trẻ. Thực chất việc đánh trẻ không những không thể hiện quyền lực mà còn chứng tỏ sự bất lực của bố mẹ. Việc làm này chỉ khiến không khí gia đình căng thẳng, ảnh hướng đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Quan trong hơn, bạn đánh trẻ là bạn đang vô tình dạy trẻ cách sử dụng bạo lực khi giận và thói quen dùng vũ lực để giải quyết vấn đề. Có một câu hỏi đặt ra là: "Nếu quá tức giận mà cho con một vài cái tét đít thì hành động đó có chấp nhận được không?". Theo cá nhân tôi, nếu điều này thực sự hãn hữu và bố mẹ sau khi đánh con như vậy, nhận ra sai lầm của mình và tìm cách đối xử tốt hơn với con thì có thể chấp nhận được.

Khi phạt bằng hình thức đánh trẻ, bạn nên suy nghĩ những hậu quả sau đó xảy ra với đứa trẻ như việc trẻ tỏ ra lì lợm, hay phiền muộn, cáu giận, có thái độ thù hằn, khó xây dựng lòng tự trọng...

Trách nhiệm làm bố mẹ, chúng ta cần hướng dẫn trẻ biết cư xử thế nào cho phù hợp. Mục tiêu của kỷ luật là giúp con có thể đưa ra các lựa chọn tốt trong suốt cuộc đời của mình.

Còn bạn? Nếu có ý kiến khác, chúng ta có thể tiếp tục tranh luận ngay tại đây.

Có thể bạn quan tâm:

Bé 3 Tuổi Đã Tỏ Ra Bướng Bỉnh, Chống Đối, Phải Làm Sao Đây?
Làm Thế Nào Để Vừa Có Thể Lướt Face Vừa Chơi Với Con Hiệu Quả?
Làm Thế Nào Để Bé Tự Tin Và Bạo Dạn?
Giao Việc Nhà Phù Hợp Với Lứa Tuổi Của Trẻ
Phải Làm Sao Khi Bé Lười Ăn?

Làm Thế Nào Để Bé Tự Tin Và Bạo Dạn?

Hôm vừa rồi có dịp đến chơi nhà bạn, tôi đã thực sự bất ngờ trước biểu hiện của cậu con trai 5 tuổi của bạn. Nhìn vào cái cách cư xử, hành động của cậu bé bây giờ, tôi không thể tìm thấy mảy may hình ảnh cậu bé ngày nào mà mỗi lần cùng bố mẹ đến nhà tôi chơi thường phải mất từ 10 đến 15' dỗ dành ngoài cửa trước khi vào nhà. Do đặc thù công việc, được nghe rât nhiều những câu than vãn của các mẹ như: "Bé nhà mình nhát quá, thấy người lạ là khóc", "Ra chỗ đông người là bé cứ quấn lấy bố mẹ, ai hỏi cũng không nói" hay như chia sẻ của thành viên @meBinh_Minhtrên diễn đàn: "Con trai em đã sang tuổi thứ 6, tháng 9 năm nay cháu đi học lớp 1 nhưng cháu nhà em không bạo dạn như phần đông các bạn cùng lứa tuổi (tính cách này từ nhỏ đã như thế rồi)"...Tôi đã dành thời gian lắng nghe những chia sẻ của bạn về cách mà bạn đã giúp con vượt qua sự nhút nhát, tự tin và bạo dạn hơn. 

[​IMG]
Với những kiến thức mà tôi tổng hợp được và qua câu chuyện của bạn, những chia sẻ của tôi dưới đây hy vọng sẽ giúp được các bạn phần nào trong việc giúp các bé trở lên tự tin và bạo dạn hơn:

- Thường xuyên trao đổi, trò chuyện với trẻ. Điều này sẽ giúp phát triển ngôn ngữ và giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp. Việc nói với trẻ những câu tích cực cũng góp phần tăng sự tự tin của trẻ.
- Tham gia vào các hoạt động tập thể. Tạo điều kiện nhiều nhất có thể để các bé được tham gia vào các hoạt động chung như văn nghệ, thể thao...Tìm ra các mặt tích cực để khen ngợi bé và dù có thể bé làm chưa tốt bạn cũng nên động viên bé.
- Khuyến khích trẻ đặt ra các hoạt động trong ngày. Thỉnh thoảng nhắc nhở trẻ về kế hoạch mà trẻ đã đặt ra. Thông thường, chúng ta chỉ hay để ý đến những khuyết điểm, những việc làm chưa tốt của trẻ để khiển khách mà coi những điều tốt, thành tích đạt được của trẻ là điều đương nhiên. Hãy tán thưởng trẻ bằng những lời khen tặng.
- Tạo điều kiện cho trẻ được chơi cùng các đứa trẻ khác. Đưa trẻ đến các sân chơi dành cho các bé và nếu không có thời gian, điều kiện, bạn có thể để trẻ mời bạn bè đến chơi nhà mình hay đến nhà bạn chơi.
- Cảm giác tin tưởng. Bạn tuyệt đối không nói trẻ "Nhút nhát" hay "Không dám" làm điều gì đó vì điều này chỉ khiến cho trẻ cảm thấy mất tự tin hơn thôi. Có thể dùng các hành động như nắm tay, xoa đầu khi trẻ cảm thấy hồi hộp hay lo lắng.
- Chơi trò chơi đóng kịch. Việc cho trẻ tham gia vào các trò chơi đóng kịch mà trong đó trẻ được phân những vai tích cực, mạnh mẽ cũng góp phần kích thích trí tưởng tượng, rèn luyện khả năng tự tin.

Và cuối cùng đó là hãy luôn để trẻ được thoải mái. Được nói ra những điều trẻ muốn và không nên ép buộc theo những khuôn mẫu của chúng ta.

Trên đây là một số gợi ý giúp trẻ trở lên tự tin, bạo dạn hơn. Chúc các bạn cũng sẽ thành công như bạn tôi bây giờ.

Có thể bạn quan tâm:
Bé 3 Tuổi Đã Tỏ Ra Bướng Bỉnh, Chống Đối, Phải Làm Sao Đây?
Phải Làm Sao Khi Bé Lười Ăn?
Trẻ Mấy Tuổi Thì Có Thể Học Piano, Guitar?
Làm Thế Nào Để Vừa Có Thể Lướt Face Vừa Chơi Với Con Hiệu Quả?

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Làm Thế Nào Để Bé Tự Tin Và Bạo Dạn?

Hôm vừa rồi có dịp đến chơi nhà bạn, tôi đã thực sự bất ngờ trước biểu hiện của cậu con trai 5 tuổi của bạn. Nhìn vào cái cách cư xử, hành động của cậu bé bây giờ, tôi không thể tìm thấy mảy may hình ảnh cậu bé ngày nào mà mỗi lần cùng bố mẹ đến nhà tôi chơi thường phải mất từ 10 đến 15' dỗ dành ngoài cửa trước khi vào nhà. Do đặc thù công việc, được nghe rât nhiều những câu than vãn của các mẹ như: "Bé nhà mình nhát quá, thấy người lạ là khóc", "Ra chỗ đông người là bé cứ quấn lấy bố mẹ, ai hỏi cũng không nói" hay như chia sẻ của thành viên @meBinh_Minhtrên diễn đàn: "Con trai em đã sang tuổi thứ 6, tháng 9 năm nay cháu đi học lớp 1 nhưng cháu nhà em không bạo dạn như phần đông các bạn cùng lứa tuổi (tính cách này từ nhỏ đã như thế rồi)"...Tôi đã dành thời gian lắng nghe những chia sẻ của bạn về cách mà bạn đã giúp con vượt qua sự nhút nhát, tự tin và bạo dạn hơn. 

[​IMG]
Với những kiến thức mà tôi tổng hợp được và qua câu chuyện của bạn, những chia sẻ của tôi dưới đây hy vọng sẽ giúp được các bạn phần nào trong việc giúp các bé trở lên tự tin và bạo dạn hơn:

- Thường xuyên trao đổi, trò chuyện với trẻ. Điều này sẽ giúp phát triển ngôn ngữ và giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp. Việc nói với trẻ những câu tích cực cũng góp phần tăng sự tự tin của trẻ.
- Tham gia vào các hoạt động tập thể. Tạo điều kiện nhiều nhất có thể để các bé được tham gia vào các hoạt động chung như văn nghệ, thể thao...Tìm ra các mặt tích cực để khen ngợi bé và dù có thể bé làm chưa tốt bạn cũng nên động viên bé.
- Khuyến khích trẻ đặt ra các hoạt động trong ngày. Thỉnh thoảng nhắc nhở trẻ về kế hoạch mà trẻ đã đặt ra. Thông thường, chúng ta chỉ hay để ý đến những khuyết điểm, những việc làm chưa tốt của trẻ để khiển khách mà coi những điều tốt, thành tích đạt được của trẻ là điều đương nhiên. Hãy tán thưởng trẻ bằng những lời khen tặng.
- Tạo điều kiện cho trẻ được chơi cùng các đứa trẻ khác. Đưa trẻ đến các sân chơi dành cho các bé và nếu không có thời gian, điều kiện, bạn có thể để trẻ mời bạn bè đến chơi nhà mình hay đến nhà bạn chơi.
- Cảm giác tin tưởng. Bạn tuyệt đối không nói trẻ "Nhút nhát" hay "Không dám" làm điều gì đó vì điều này chỉ khiến cho trẻ cảm thấy mất tự tin hơn thôi. Có thể dùng các hành động như nắm tay, xoa đầu khi trẻ cảm thấy hồi hộp hay lo lắng.
- Chơi trò chơi đóng kịch. Việc cho trẻ tham gia vào các trò chơi đóng kịch mà trong đó trẻ được phân những vai tích cực, mạnh mẽ cũng góp phần kích thích trí tưởng tượng, rèn luyện khả năng tự tin.

Và cuối cùng đó là hãy luôn để trẻ được thoải mái. Được nói ra những điều trẻ muốn và không nên ép buộc theo những khuôn mẫu của chúng ta.

Trên đây là một số gợi ý giúp trẻ trở lên tự tin, bạo dạn hơn. Chúc các bạn cũng sẽ thành công như bạn tôi bây giờ.

Có thể bạn quan tâm:
Bé 3 Tuổi Đã Tỏ Ra Bướng Bỉnh, Chống Đối, Phải Làm Sao Đây?
Phải Làm Sao Khi Bé Lười Ăn?
Trẻ Mấy Tuổi Thì Có Thể Học Piano, Guitar?
Làm Thế Nào Để Vừa Có Thể Lướt Face Vừa Chơi Với Con Hiệu Quả?

Làm Thế Nào Để Vừa Có Thể Lướt Face Vừa Chơi Với Con Hiệu Quả?

Chơi với con - Một việc tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại không hề dễ dàng. Đã bao giờ bạn tự hỏi: Mình đã dành bao nhiêu thời gian chơi với con? đồ chơi liệu đã phù hợp với con chưa? Hay chơi với con như thế nào để mang lại hiểu quả?

[​IMG]

Các bạn chắc chắn sẽ đồng ý với tôi quá trình phát triển về trí tuệ của trẻ liên quan mật thiết đến những vận động và cảm giác của trẻ (gọi tắt là giác động). Những giác động này đến từ những khám phá của trẻ với môi trường xung quanh, hay đơn giản hơn, đến từ những trò chơi của trẻ. Trong mấy năm đầu những giác động cứ tuần tự phát sinh theo thứ tự thành thục, việc của bố mẹ là hãy để trẻ tự nhiên với những khám phá, khuyến khích chúng bằng việc tham gia cùng vào những khám phá, những trò chơi đó.

Trở lại với những câu hỏi trên. Đầu tiên chính là việc chọn đồ chơi thế nào cho phù hợp với lứa tuổi của bé? Với mỗi lứa tuổi khác nhau, bé sẽ cần những đồ chơi khác nhau và bạn nên quan sát con bạn sẽ học được điều gì từ những đồ chơi này. Ví dụ: đồ chơi gồm các khối hình xếp chồng lên nhau sẽ giúp bé rèn luyện khả năng phân biệt to nhỏ. đồ chơi vận động như chơi bóng sẽ giúp bé phát triển các cơ bắp lớn...

Khi chơi với con, bạn cần lưu ý 1 số điểm sau:

- Gạt bỏ công việc sang một bên. Nếu bạn đang bận và chưa sẵn sàng chơi với con bạn có thể nói với con là mình đang bận chưa thể chơi được. Khi đã nhận lời bạn cần tập trung chú ý vì đối với trẻ, trò chơi được xem là hoạt động nghiêm túc.
- Để trẻ tự khám phá. Với 1 món đồ chơi mới bạn nên để bé tự khám phá thay vì bạn khám phá và chỉ cho con cách chơi. Điều này sẽ kích thích bé hiểu biết, tìm tòi những cái mới.
- Không nên nhường nhịn trẻ quá trong các trò chơi. Với món đồ mà bạn đang cầm bạn không nên nhường nhịn quá mỗi khi bé muốn. Cần để bé hiểu quy tắc chờ tới lượt. Với các trò chơi mang tính chất thắng - thua, bạn không nên nhường bé thắng tất cả. Điều này sẽ giúp bé trải nghiệm cảm giác thất bại, sẽ rất có ích cho bé sau này.
- Với các trò chơi trên máy tính. Thay vì ngăn cấm trẻ tất cả các trò chơi trên máy tính, bạn có thể lựa chọn để giới thiệu với bé 1 số trò chơi miễn là phù hợp với lứa tuổi và có gia hạn thời gian chơi.

Dành thời gian chơi với con là bạn đang tạo các mối liên hệ thân thiết trong gia đình, củng cố sự hiểu biết lẫn nhau giữa bố mẹ và con cái đồng thời góp phần vào sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ. Đừng để ai đó phải thốt lên: "Trẻ con bây giờ khổ quá".

Có thể bạn quan tâm:
Bé 3 Tuổi Đã Tỏ Ra Bướng Bỉnh, Chống Đối, Phải Làm Sao Đây?
Phải Làm Sao Khi Bé Lười Ăn?
Trẻ Mấy Tuổi Thì Có Thể Học Piano, Guitar?