Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Tạo Niềm Tin Với Khách Hàng Như Thế Nào

Chào các bạn, có một bài mình đã từng viết về việc bán hàng là bán niềm tin, nhất là bán những sản phẩm ko được sờ mó trực tiếp (sản phẩm vô hình) hoặc bán hàng online qua mạng. Đa phần các quyết định lựa chọn mua sắm từ khách hàng phần lớn là dựa trên NIỀM TIN: Niềm tin vào thương hiệu, niềm tin vào sản phẩm, và đặc biệt niềm tin vào nhà tư vấn bán hàng.

long-tin-khach-hang.jpg

1. Thương hiệu: Có rất nhiều bài viết chuyên sâu về thương hiệu trên mạng rồi nên mình chỉ nói sơ qua thôi. Thương hiệu bao gồm có thương hiệu của công ty, của tổ chức, thương hiệu sản phẩm (brand name) như máy tính thinkpad của IBM chẳng hạn, và thương hiệu cá nhân.

Trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh bán hàng online như trên diễn đàn lamchame, trên facebook,... thì thương hiệu cá nhân rất quan trọng. Nhiều đối tác làm ăn với nhau chỉ vì họ ấn tượng, tin tưởng vào một vài cá nhân nào đó của tổ chức.

2. Bằng chứng: Không gì tạo ra sự tin tưởng với khách hàng bằng việc đưa ra qui trình sản xuất ra sản phẩm. Việc THP sau này cố đưa ra bằng chứng là dây chuyền sx của họ rất hiện đại chỉ là khắc phục sự cố chứ ko làm từ trước. Ví dụ muốn tạo sự tin tưởng vào chất lượng rau củ quả sạch của một thương hiệu nào đó thì họ có thể đưa ra các video nói về nguồn giống, qui trình chăm sóc, chăn nuôi, trồng trọt,... Tự khắc những hình ảnh đó sẽ là bằng chứng chứng minh độ sạch của sản phẩm hơn rất nhiều lời nói hay cam kết suông.

Còn ví dụ muốn chứng minh hàng bạn bán ko phải là hàng giả thì chỉ cần chứng minh bằng các hoá đơn chứng từ gốc (ví dụ là hoá đơn đỏ của nhà cung cấp hang chẳng hạn), v.v...

3. Sự chân thành thì thường thể hiện ở thái độ dịch vụ của con người trong đơn vị kinh doanh, và sự chân thành thường xuất phát từ tâm của tất cả mọi người từ lãnh đạo tới nhân viên bảo vệ. Vấn đề này mình cũng đã viết ở bài về Duyên bán hàng rồi. Các bạn đọc tham khảo ở link đó nhé.

4. Chuyên gia: Mình cũng đã viết rất nhiều về vấn đề này trước kia. Bạn muốn trở thành người bán hàng xuất sắc thì bạn phải là chuyên gia trong lĩnh vực của bạn, của khách hàng. Nếu bạn là nhà tư vấn mà bạn ko hiểu khó khăn, tình huống, ngôn ngữ nghề nghiệp,... của khách hàng và ko biết đưa ra giải pháp cho họ thì bạn ko thể trở thành chuyên gia để họ tin cậy.

Các lĩnh vực về dịch vụ mang tính nghề nghiệp cao như kế toán, bác sĩ, luật sư, nhà tư vấn,... thì tính chuyên gia (professional) là điều rất cần thiết để tạo sự tin tưởng đối với khách hàng. Trong lĩnh vực của mình thì mình cũng viết một bài tương tự ở blog cá nhân của mình.

Nếu bạn bán những mặt hàng là sản phẩm hàng hóa, bạn cần tìm kỹ nguồn gốc xuất sứ của sản phẩm, hiểu được cách mà sp đó được chế tạo sản xuất, tính năng/chức năng ưu việt của nó so với các sản phẩm cạnh tranh, lợi ích mà sp đó đem lại cho khách hàng là gì, hiểu kỹ về các sp cạnh tranh trên thị trường (nhưng ko được nói xấu đối thủ), v.v...

Một người là chuyên gia thì trước hết họ phải có 1 thái độ tích cực trong cuộc sống cũng như trong công việc. Chắc chắn nếu là người mua sắm tiêu dùng, ko ai muốn mua hàng của những người luôn than phiên buồn chán hay đặc biệt là kêu ca ế ẩm như thế này cả. Vì thế các bạn làm kinh doanh cần chú ý thay đổi mình để có 1 thái độ sống và làm việc một cách tích cực nhé.

5. Sự trải nghiệm: Nói về sự trải nghiệm để tạo niềm tin thì chắc các bạn biết rất rõ rồi, vì cha ông có câu "trăm nghe ko bằng một thấy, trăm thấy ko bằng một sờ, trăm sờ ko bằng một lần đc thử".

Có nhiều người chỉ nhìn hoa hậu qua tivi, qua phim ảnh thôi, nhưng khi một lần tiếp cận mới thấy họ đẹp thế nào.... :)) (à cái này thì ko sờ và thử nhé :)). Nói đùa tí cho vui thôi ;)

Việc được dùng thử cái điện thoại trước khi mua, nếm thử vài quả nho, quả táo trước khi mua, hay việc mặc thử quần áo, dùng thử mỹ phẩm, xem hướng dẫn demo phần mềm,... cũng chính là "sự trải nghiệm" này.

Tóm lại, đã là người làm kinh doanh ở thời buổi cạnh tranh và bán hàng bằng cảm xúc, quyết định mua hàng từ trái tim thì việc tạo niềm tin trong bán hàng là cực kỳ cần thiết nếu ko muốn nói là sự sống còn trong kinh doanh. Mỗi người làm kinh doanh sẽ tự phải trau dồi kỹ năng, hiểu biết, sự thấu hiểu tâm lý khách hàng,.... để trở thành bạn của thượng đế. Chúc các bạn thành công.

RiverSea143 - www.lamchame.com



Tham khảo thêm các chủ đề tương tự tại đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét